End To End Là Gì? Một Số Ví Dụ Về Quy Trình End To End

Chúng ta thường xuyên trao đổi với nhau qua những ứng dụng như zalo, facebook, messenger… tuy đây chỉ là những câu chuyện hằng ngày của mỗi cá nhân nhưng cũng mang giá trị nào đó. Thế nhưng đối với một doanh nghiệp thì đây được xem là vấn đề lớn bởi những thông tin trong những đoạn chat đó có thể mang giá trị to lớn hơn, vì vậy việc bảo mật nội dung tin nhắn hay dữ liệu sẽ được chú trọng quan tâm hơn. Cơ chế bảo mật được các doanh nghiệp và các nhân tin tưởng dùng là end to end. Vậy end to end là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn nhé!

  1. Khái niệm

End To End còn được viết tắt là E2E, đây là thuật ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt là quy trình đầu – cuối, thuật ngữ này sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, marketing, công nghệ thông tin…

End to end là một quy trình đề cập đến sự bắt đầu và kết thúc của một phương pháp hay một cơ chế, dịch vụ nào đó. Quy trình end to end hầu như liên tiếp và đóng kín từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, bởi end to end cho rằng loại bỏ càng nhiều giai đoạn trung gian và loại bỏ yếu tố xen vào thì sẽ mang lại hiệu quả càng tốt. Quy trình E2E giúp đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công việc mà không cần đến sự hỗ trợ của bất cứ yếu tố bên ngoài nào.

  • Ví dụ về end to end trong các lĩnh vực khác nhau

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy trình end to end sẽ giúp kết nối người mua với người bán. Khi người bán cung cấp một sản phẩm nào đó, tất cả các vấn đề liên quan đến thiết kế, giá cả và sản xuất của sản phẩm đó sẽ được người bán trao đổi trực tiếp đến người dùng. Nội dung trong tin nhắn trao đổi chỉ có người bán được quyền truy cập và truy xuất dữ liệu ấy.

Trong lĩnh vực Marketing, quy trình này được xem là một căn cứ để định hướng dịch vụ tiếp thị thích hợp cho công ty với trọng tâm cốt lõi là tạo thuận lợi từ các cuộc trò chuyện có liên quan giữa các khách hàng của doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu của họ.

Trong lĩnh vực kinh doanh, một quy trình đầu cuối có thể sẽ thực hiện các bước như phân tích từng điểm trong chuỗi cung ứng của công ty, tìm nguồn cung sản phẩm và mua nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đến công đoạn phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Tất cả được tổ chức một cách tổng quan, xuyên suốt từ đầu đến cuối, giúp cho công ty có cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng của họ, ví dụ như khoảng bao lâu để hàng hóa từ các nhà cung cấp được gửi tới và thời gian để sản phẩm đến khách hàng hay chi phí vận chuyển của những hàng hóa đó là bao nhiêu.

Trong lĩnh vực hậu cần, việc quản lý, vận chuyển, lưu giữ và phân phối hàng tồn kho của công ty sẽ hoạt động theo nguyên tắc loại bỏ càng nhiều bước trung gian thì việc thực hiện càng tốt. Quy trình chuẩn này tạo thuận lợi nhân viên hậu cần có thể tối ưu hóa trong cách phân phối và giảm thiểu sự gián đoạn bởi các trường hợp bất khả kháng.

Trong lĩnh vực dầu khí, quy trình đầu cuối được áp dụng trong việc tính toán chi phí từ lúc lên kế hoạch đặt hàng đến vận chuyển và giao hàng (giao hàng ở đây bao gồm cung cấp nhiên liệu và dầu nhờn cho các trạm dịch vụ, nhiên liệu hàng không cho các sân bay và bitum cho ngành công nghiệp nhựa đường).

Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng áp dụng quy trình này. Các nhà cung cấp đầu cuối thường theo nguyên tắc loại bỏ càng nhiều càng tốt mà xử lý tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống. Việc xử lý bao gồm cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống từ giao diện máy tính cho đến lưu trữ dữ liệu khách hàng.

Bài viết trên đã đưa ra khái niệm cũng như ví dụ cụ thể để giải thích cho câu hỏi end to end là gì. Tuy rằng vẫn còn nhiều kiến thức xung quanh end to end mà bài viết vẫn chưa đề cập đến nhưng mong rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình end to end và giúp ích cho bạn trong cuộc sống.