Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Phân Biệt Thặng Dư Sản Xuất Và Thặng Dư Tiêu Dùng

Thặng dư sản xuất là một thuật ngữ được nhắc nhiều và khá quen thuộc trong kinh doanh, đây là định nghĩa được sử dụng nhằm thể hiện mức độ chênh nhau giữa tổng chi phí sản xuất và tổng doanh thu nhà sản xuất nhận được khi bán sản phẩm. Có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ về thặng dư sản xuất là gì, cách tính thặng dư sản xuất, chưa phân biệt được thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng, cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

  • Khái niệm

Thặng dư sản xuất trong tiếng anh “Producer Surplus” là sự chênh lệch giữa toàn bộ số tiền cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà người sản xuất nhận được khi bán bán hàng hóa của mình hay gọi là doanh thu và số tiền chi phí tối thiểu mà nhà sản xuất bỏ ra cho số hàng hóa đó mà có thể sẵn sàng chấp nhận (chi phí biến đổi).

Ví dụ: Nhà sản xuất tạo ra một đơn vị hàng hóa và sẵn sàng bán với giá 25 triệu đồng, nhưng họ bán nó cho nhà tiêu dùng với giá 30 triệu đồng. Vậy giá trị thặng dư sản xuất là 5 triệu đồng.

  • Đặc điểm của thặng dư sản xuất

Tổng doanh thu là tất cả sản lượng hàng hóa bán ra thị trường nhân với giá được định mức trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Tổng chi phí biến đổi là các chi phí được điều chỉnh khi thay đổi sản lượng, tính bằng diện tích nằm dưới đường cung.

Thặng dư sản xuất chỉ xuất hiện khi người mua chấp nhận mua với giá cao hơn giá thấp nhất của hàng hóa đó mà nhà sản xuất sẵn sàng bán.

Ví dụ: Trong sự kiện được tổ chức đấu giá bức tranh, nếu nhà đấu giá quyết định đặt giá bức tranh chấp nhận bán ở mức giá thấp nhất, họ sẽ sẵn sàng bán bức tranh. Ở trường hợp này thặng dư nhà sản xuất xuất hiện nếu có nhiều người muốn mua bức tranh và họ mở ra một cuộc chiến đấu thầu để tìm được người mua phù hợp, dẫn đến bức tranh được bán với giá cao hơn, tăng lượng tiền đáng kể so với mức giá mở cửa tối thiểu.

  • Cách tính thặng dư sản xuất

Qua đồ thị đường cung hàng hóa trên ta thấy chiều cao của đường cung bằng với chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm. Do đó, mỗi đơn vị Q1 là tổng chi phí biến đổi được ước lượng bằng diện tích của hình thang gạch ngang dưới đường cung trên đồ thị (đơn vị Q1).

Mỗi đơn vị hàng hóa được bán với giá P1 như nhau nên tổng doanh thu người sản xuất là một hình chữ nhật có đáy bằng tổng sản lượng Q1 và ứng với chiều cao là P1.

Nhà sản xuất bán ra với số tiền sẵn sàng chấp nhận, được thể hiện qua đồ thị là hình thang gạch ngang nhưng ở thực tế họ đã nhận được nhiều hơn thể hiện là hình chữ nhật. Nên tạo cho họ thặng dư sản xuất số lượng bằng diện tích hình tam giác.

  • Phân biệt thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng

Thặng dư tiêu dùng là mức chênh lệch giữa số tiền thực tế mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa và mức tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa. Như vậy, tất cả lợi ích được tính từ việc trao đổi hàng hóa vượt hơn chi phí cơ hội, người tiêu dùng sẽ nhận được một lượng lợi ích ròng từ những mua bán này. Còn thặng dư sản xuất là những phúc lợi mà nhà sản xuất nhận được từ bán hàng hóa. Theo quy luật, thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng sẽ không xảy ra cùng lúc mà loại trừ lẫn nhau, nếu có thặng dư sản xuất sẽ không có thặng dư tiêu dùng và ngược lại. Vì trong đó cái đem lại lợi ích cho nhà sản xuất thì đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng, còn nếu đem lại lợi cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất phải nhận tổn thất.

Cả hai thuật ngữ thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đều mang ý nghĩa quan trọng đối với cả về kinh tế phúc lợi và hiệu quả phân bổ thị trường. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên bạn đã hiểu thêm về thặng dư sản xuất là gì và phân biệt được thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.